Gan là một trong những bộ phận có chức năng quan trọng trong cơ thể. Gan không những hỗ trợ tiêu hoá thức ăn, dự trữ năng lượng mà nó còn thực hiện chức năng lọc chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nếu gan hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ cơ thể.
1. Bệnh gan là gì?
Gan là một cơ quan có kích thước tương được với một quả bóng nằm dưới lồng ngực và ở phía bụng bên phải. Gan rất cần thiết cho việc tiêu hoá thức ăn và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Bệnh gan có thể do di truyền hoặc gây ra bởi nhiều yếu tố chẳng hạn như virus, sử dụng bia rượu hay béo phì cũng liên quan đến tổn thương gan. Theo thời gian những tổn thương này sẽ xuất hiện sẹo trên gan (xơ gan), và dần dần sẽ dẫn đến suy gan-một tình trạng bệnh lý đe dọa đến tính mạng.
2. Triệu chứng của bệnh gan
- Da và mắt xuất hiện màu vàng (vàng da)
- Đau bụng vùng dưới sườn phải
- Sưng ở chân và sưng mắt cá chân
- Ngứa da
- Màu nước tiểu đậm
- Màu phân nhạt hoặc phân có máu
- Buồn nôn
- Cảm giác ăn không ngon
- Dễ bị bầm tím
Dễ bị bầm tím là một trong các triệu chứng của bệnh gan
3. Nguyên nhân gây bệnh gan
3.1. Nhiễm trùng
Ký sinh trùng và virus có thể gây nhiễm trùng gan, gây viêm làm giảm chức năng gan. Các virus gây tổn thương gan có thể lây lan qua máu hoặc tinh dịch, thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, hay tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh. Các loại nhiễm trùng gan phổ biến nhất là virus viêm gan, bao gồm: viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C và sự bất thường của hệ thống miễn dịch.
Các bệnh về gan có thể do hệ thống miễn dịch tự miễn dịch gây ảnh hưởng đến gan. Ví dụ các bệnh đó là: viêm gan tự miễn, xơ gan mật nguyên phát, viêm đường mật nguyên phát.
3.2. Di truyền
Gen bất thường được thừa hưởng từ một hoặc cả hai cha mẹ có thể khiến các chất khác nhau tích tụ trong gan và dẫn đến tổn thương gan. Bệnh gan di truyền có thể bao gồm:
- Bệnh huyết sắc tố
- Tăng oxy máu
- Bệnh Wilson’s
- Ung thư: Ung thư gan, ung thư ống mật, u tuyến gan
3.3. Một số nguyên nhân khác
- Nghiện rượu
- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
4. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh gan
- Sử dụng rượu quá nhiều
- Tiêm thuốc bằng kim tiêm dùng chung
- Xăm hình hoặc xuyên khuyên trên cơ thể
- Truyền máu
- Tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể người nhiễm bệnh
- Quan hệ tình dục không sử dụng phương pháp bảo vệ
- Tiếp xúc với hóa chất hoặc độc tố
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh béo phì
5. Biến chứng của bệnh gan
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có những biến chứng khác nhau. Bệnh gan không được điều trị có thể phát triển thành suy gan - là một tình trạng đe doạ tính mạng.
6. Phòng bệnh gan
Uống rượu một cách khoa học: Người khoẻ mạnh có thể uống tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới và với phụ nữ có thể uống tối đa một ly mỗi ngày.
Tránh các hành vi nguy hiểm như: dùng chung kim tiêm, không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Nếu xăm hình hoặc xuyên khuyên trên cơ thể thì hãy chọn nơi thực hiện đảm bảo an toàn và vệ sinh.
Tiêm phòng: Trong trường hợp có nguy cơ nhiễm bất kỳ loại virus viêm gan nào thì hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ để tiêm vắc-xin viêm gan A và viêm gan B.
Sử dụng thuốc phù hợp: Dùng thuốc kê đơn và không kê đơn khi cần thiết với liều khuyến nghị. Không nên trộn thuốc với rượu. Nếu muốn sử dụng rượu thuốc hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Tránh tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể cử người khác. Virus viêm gan có thây lan qua kim tiêm hoặc máu hoặc dịch cơ thể.
Hãy cẩn thận với bình phun hóa chất. Khi phun hoá chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, sơn và các hóa chất độc hại khác cần phải sử dụng bảo hộ lao động như đeo găng tay, đội mũ, mặc quần áo dài và đeo khẩu trang. Luôn luôn làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Duy trì cân nặng. Béo phì có thể là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Để bảo vệ lá gan luôn luôn khoẻ mạnh, ngoài việc hiểu được các nguyên nhân có nguy cơ cao gây nên bệnh gan, thì chúng ta cần phải duy trì lối sống lành mạnh. Trong trường hợp thấy có các dấu hiệu bất thường thì nên gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, bởi bệnh gan có thể kiểm soát và điều trị dễ dàng nếu ở giai đoạn đầu.