Xét nghiệm Troponin: Công cụ chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Đăng bởi xuanson19822001@yahoo.com vào lúc 2020-03-03

Nhồi máu cơ tim là những bệnh lý chiếm tỷ lệ gây tử vong nhiều nhất trong nhóm bệnh tim mạch (CVD).Vì sự nguy hiểm của bệnh nên các xét nghiệm Troponin chẩn đoán nhồi máu cơ tim kết hợp một số xét nghiệm khác như: CK-MB, Myoglobin là rất cần thiết giúp chẩn đoán sớm tìm ra phương pháp hỗ trợ cải thiện bệnh kịp thời.

1. Xét nghiệm Troponin là gì?


    Troponin là phức hợp protein có hình cầu nằm trong các sợi mảnh của sợi cơ tim, có vai trò tham gia vào quá trình điều hòa sự co cơ tim. Xét về mặt cấu trúc, phức hợp Troponin gồm ba tiểu đơn vị là troponin C, troponin I và troponin T, trong đó troponin C gắn kết với canxi và hiện diện ở cả cơ tim lẫn cơ xương, còn troponin I và troponin T là dạng đặc hiệu của cơ tim.

    Khi có hoại tử cơ tim, Troponin được phóng thích vào máu, do đó xét nghiệm phát hiện troponin I hoặc T trong máu đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim.

2. Xét nghiệm Troponin được chỉ định trong trường hợp nào?


    Xét nghiệm Troponin giúp phát hiện các tổn thương ở tim. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm Troponin trong các trường hợp sau:

  • Xuất hiện các triệu chứng như: Đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, chóng mặt, mệt mỏi.
  • Chẩn đoán và theo dõi hội chứng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim cấp.

Xét nghiệm Troponin giúp chẩn đoán các bệnh về tim


3. Ý nghĩa của các chỉ số khi thực hiện xét nghiệm Troponin


    Nồng độ Troponin thường thấp cho thấy có những tổn thương ở tim.

    Nồng độ tăng giảm trong một thời gian ngắn là dấu hiệu của bệnh đau tim.

    Khoa Y học thuộc Đại học Washington cung cấp các mức độ troponin như sau:

  • Bình thường: dưới 0,04 ng/ml
  • Đau tim có thể xảy ra: trên 0,40 ng/ml

    Có kết quả trong khoảng 0,04 đến 0,39 ng/ml thường cho thấy có vấn đề với tim.Ngoài ra, mức độ troponin có thể tăng trong một số trường hợp:

  • Nhịp tim nhanh bất thường.
  • Tăng áp lực động mạch phổi.
  • Tắc nghẽn động mạch phổi bởi cục máu đông, chất béo hoặc các tế bào khối u.
  • Suy tim sung huyết.
  • Co thắt động mạch vành.
  • Viêm cơ tim.
  • Tập thể dục vất vả.
  • Chấn thương làm tổn thương tim.
  • Suy yếu cơ tim.

4. Điều trị nhồi máu cơ tim
    Điều trị cơn đau tim còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến của cơn đau tim bao gồm:

  • Thuốc làm tan máu đông.
  • Nong mạch vành.
  • Đặt stent.
  • Phẫu thuật cầu nối chủ - mạch vành.
  • Loại bỏ chọn lọc một số vùng tim hoại tử bằng sóng radio.

5. Phòng ngừa nhồi máu cơ tim
    Chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa nhồi máu cơ tim.

  • Thay đổi lối sống lành mạnh bằng việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học đủ chất và tập thể dục thường xuyên sẽ làm thuyên giảm tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim và các bệnh lý liên quan đến tim mạch vành.
  • Bỏ thuốc lá, giảm rượu bia
  • Giảm cân, duy trì chỉ số BMI dưới 23 kg/m2.

    Tóm lại, nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Nếu được chẩn đoán sớm thông qua các xét nghiệm Troponin kết hợp các kỹ thuật y khoa khác sẽ giúp cứu sống vùng cơ tim bị thiếu máu nuôi kịp thời, đồng thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và những biến chứng lâu dài sau này. Vì thế, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bệnh lý để được điều trị nhồi máu cơ tim tối ưu nhất.


Chia sẻ với bạn bè

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""
ĐẶT LỊCH XÉT NGHIỆM