Xét nghiệm ACTH phát hiện hội chứng Cushing và bệnh Addison

Đăng bởi xuanson19822001@yahoo.com vào lúc 2020-04-20

    ACTH là một loại hormon do thùy tuyến yên tiết ra, kích thích vỏ thượng thận bài tiết glucocorticoid. Vì vậy, xét nghiệm ACTH thường dùng để đánh giá các bệnh lý liên quan đến tuyến yên và vùng thượng thận. Xét nghiệm ACTH là gì và thực hiện như thế nào? Cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Xét nghiệm ACTH là gì?
    ACTH (hormone kích vỏ thượng thận) là một chuỗi polipeptide gồm nhiều acid amin, do thùy trước tuyến yên tiết ra dưới tác dụng của hormon CRH, ACTH có tác dụng kích thích vùng thượng thận tiết ra glucocorticoid, khi nồng độ hormon cortisol trong máu tăng đến giá trị nhất định thì ức chế tuyến yên giảm tiết ACTH. Hormon ACTH được tiết ra nhiều nhất từ 6 đến 8 giờ sáng, và tiết ra ít nhất vào khoảng từ 6 đến 11 giờ đêm.

    Với người khỏe mạnh chỉ số ACTH có trong máu ổn định dao động từ 6.0 đến 76.0 pg/ml hoặc từ 1.3 đến 16.7 pmol/L. Khi chỉ số ACTH có trong máu thay đổi bất thường (tăng, giảm đột biến) là dấu hiệu cơ thể đã mắc một số bệnh lý. Vì vậy, xét nghiệm này là xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh lý về tuyến yên và vùng thượng thận trong đó có hai bệnh lý thường gặp là hội chứng Cushing và bệnh Addison.

    Xét nghiệm có thể được chỉ định riêng lẻ hoặc kết hợp với khám lâm sàng và các một vài xét nghiệm khác. Ngoài chức năng phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý về tuyến yên và vùng thượng thận, xét nghiệm còn dùng để theo dõi hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh và thay đổi phù hợp.

Xét nghiệm ACTH giúp chẩn đoán các bệnh lý về tuyến yên và vùng thượng thận

2. Các đối tượng nên làm xét nghiệm ACTH
    Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn hormone cortisol thì cần xét nghiệm kiểm tra. Một số triệu chứng thường gặp như sau:

  • Thiết hụt cortisol: thường xuất hiện béo mặt, béo phân thân, nhiều mụn, da bong tróc, sần sùi, tóc, lông phát triển rậm rạp,... kèm theo tăng nồng độ glucose trong máu, chỉ số natri cao, kali thấp, huyết áp thấp,...
  • Tăng cortisol trong máu dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung, rụng lông, tóc, da sạm, nứt nẻ, chán ăn,... kèm theo giảm nồng độ glucose trong máu, chỉ số natri thấp, kali cao, huyết áp cao,...

    Xét nghiệm này còn được chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân mắc hội chứng cushing và bệnh addison, u vùng thượng thận hoặc suy tuyến yên,...

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm ACTH
    Chỉ số ACTH trong máu thay đổi ngoài do bệnh lý còn có thể do một số nguyên nhân không mong muốn khác. Vì thế cần loại bỏ yếu tố ảnh hưởng để có kết quả đánh giá chính xác nhất.

  - Tình trạng của cơ thể, như mệt mỏi, stress, ngủ không đủ giấc.

  - Sử dụng thuốc điều trị gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ACTH như: amphetamin, canxi gluconat, corticosteroid, estrogen, ethanol, lithium và spironolacton.

  - Xét nghiệm khi đang xạ trị ung thư.

    Chỉ số ACTH trong máu phản ánh rõ nét tình trạng sức khỏe và các bệnh lý liên quan. Vì thế, đây là một trong những xét nghiệm quan trọng để phát hiện những rối loạn và các triệu chứng của các bệnh lý liên quan, từ đó kiểm soát quá trình điều trị.

4. Quy trình xét nghiệm ACTH
    Xét nghiệm được tiến hành theo các bước như sau:

    Chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm

  - Bệnh nhân nên hạn chế thức ăn giàu tinh bột trong 2 ngày trước khi làm xét nghiệm.

  - Nhịn ăn và hạn chế vận động mạnh trước khi làm xét nghiệm 12 tiếng.

  - Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, vì chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

    Tiến hành xét nghiệm

  - Tiến hành lấy máu xét nghiệm, chứa trong ống nghiệm chống đông EDTA. Ly tâm, tách lấy huyết tương. Mẫu xét nghiệm cần được phân tích ngay hoặc bảo quản đông đá ở 20 độ C trong vòng 8 tiếng, chỉ được rã đông 1 lần.

  - Mẫu xét nghiệm được gửi qua phòng xét nghiệm, tiến hành phân tích, ghi lại các chỉ số ACTH, trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân.

5. Ý nghĩa chỉ số ACTH trong máu
    Chỉ số ACTH trong máu dao động trong mức độ an toàn từ 6.0 đến 76.0 pg/ml cho thấy cơ thể bình thường, không bị những ảnh hưởng bệnh lý.

    Chỉ số ACTH trong máu tăng

    Các nguyên nhân gây chỉ số ACTH tăng lên thường gặp là: stress, bệnh addison, tiết ACTH lạc chỗ, u tuyến yên, suy thượng thận,...

    Chỉ số ACTH trong máu giảm

    Các nguyên nhân gây chỉ số ACTH giảm xuống thường gặp là: hội chứng cushing, suy tuyến yên, khối u vùng thượng thận, giảm chức năng nhận,...

    Nếu chỉ số ACTH trong máu tăng, giảm bất thường cho thấy hiện tượng rối loạn các hormone và có thể xuất hiện các bệnh lý. Nếu không sớm phát hiện, xác định và điều trị kịp thời thì bệnh có thể trở nên nghiêm trọng.

    Tiến hành xét nghiệm ACTH khá đơn giản

    Xét nghiệm này kết hợp định lượng nồng độ hormone cortisol giúp phát hiện, đánh giá trình trạng các bệnh lý rối loạn vùng thượng thận.

    Trường hợp chỉ số chỉ số ACTH giảm, nồng độ hormone cortisol giảm thường gặp trong bệnh lý suy tuyến yên. Ngược lại, khi chỉ số ACTH tăng, nồng độ hormone cortisol tăng xuất hiện ở hội chứng cushing.

    Đối với trường hợp chỉ số ACTH giảm, nồng độ hormone cortisol tăng xuất hiện khi có các khối u lành tính hoặc ác tính vùng thượng thận. Ngược lại, chỉ số ACTH tăng, nồng độ hormone cortisol giảm xuất hiện đối với bệnh lý addison.

    Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe cũng như cuộc sống của mình, các bạn nên có những kiến thức về các bệnh lý tuyến yên thường gặp để có biện pháp cụ thể phòng ngừa cũng như tầm soát bệnh.


Chia sẻ với bạn bè

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""
ĐẶT LỊCH XÉT NGHIỆM