Đái tháo đường hiện đang là một trong số những bệnh lý phổ biến ở nước ta với số người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose để chẩn đoán căn bệnh này đặc biệt quan trọng, nhất là với những phụ nữ mang thai. Từ những xét nghiệm này giúp bạn phát hiện sớm bệnh, tránh ảnh hưởng về sức khỏe.
1. Xét nghiệm dung nạp glucose là gì?
Xét nghiệm dung nạp glucose được mọi người lựa chọn để đánh giá khả năng dung nạp đường của cơ thể. Bởi glucose là nguồn năng lượng quan trọng với cơ thể của mỗi người. Ngoài ra xét nghiệm dung nạp glucose còn dùng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, mà chủ yếu là tiểu đường thai kỳ hay nhiều người còn gọi là xét nghiệm tiểu đường hoặc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, ở nước ta trung bình cứ 20 người trưởng thành sẽ có 1 người bị mắc bệnh tiểu đường, tuy nhiên nhiều người không biết mình mắc bệnh. Và số liệu thống kê cho thấy, trong vòng 10 năm qua số lượng người mắc bệnh đái tháo đường đã tăng gấp đôi trước đó. Sau bệnh ung thư và tim mạch thì tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong tại nước ta. Trong đó, có nhiều người đã được chẩn đoán bệnh nhưng vì lý do chủ quan với sức khỏe nên chưa được điều trị tốt.
2. Khi nào nên xét nghiệm dung nạp glucose
Đối với phụ nữ mang thai từ tuần 24 - 28 thì nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Đây là thời điểm thích hợp để phát hiện bệnh đái tháo đường thai kỳ. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ:
- Bạn đã từng bị tiền đái tháo đường.
- Bạn bị huyết áp cao.
- Bạn có tiền sử bị đái tháo đường trong lần mang thai trước.
- Trong gia đình bạn có người bị đái tháo đường tuýp 2.
- Bạn bị buồng trứng đa nang.
- Bạn béo phì.
- Bạn từng sinh con to trên 4kg hoặc bị sảy thai mà không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, những người đang nghi ngờ mắc tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường type 2 (những trường hợp có mức đường huyết khi đói cao hơn bình thường nhưng thấp hơn 126mg/dL (7mmol/L) thì xét nghiệm tiểu đường cũng được các bác sĩ chỉ định thực hiện.
Hoặc ở những bệnh nhân đang điều trị tiểu đường, xét nghiệm còn được chỉ định để đánh giá tình trạng hạ đường huyết phản ứng.
Quy trình xét nghiệm dung nạp glucose
3. Quy trình xét nghiệm tiểu đường
Các bước thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose đối với phụ nữ mang thai như sau:
- Trước hết các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bạn để đo nồng độ glucose lúc đói. Sau đó để kết quả xét nghiệm chính xác nhất, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng một lượng đường nhất định trong khoảng 70 -100g.
- Sau đó sẽ lấy mẫu máu tại thời điểm 1 - 2 giờ đồng hồ sau uống để xét nghiệm.
- Kết quả bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng và hướng điều trị cụ thể.
Các chỉ số tham khảo như sau:
- Chỉ số lớn hơn 5,1 mmol/l (tức 92 mg/dL) khi đói
- Chỉ số lớn hơn 10,0 mmol/l (tức 180 mg/dL) sau 1h
- Chỉ số lớn hơn 8,5 mmol/l (tức 153 mg/dL) sau 2h.
Sau 2 giờ đồng hồ mà chỉ số glucose trong máu của bạn ở khoảng 7.8 - 11.1mmol/L, thì khả năng cao là đang ở trạng thái tiền đái tháo đường.
Để thai kỳ khỏe mạnh, bạn hãy xét nghiệm dung nạp glucose
4. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường
Khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Không thực hiện cho các bệnh nhân được xác định đái tháo đường.
- Không thực hiện với các bệnh nhân suy dinh dưỡng.
- Để có kết quả chính xác, bệnh nhân cần giữ tâm lý thoải mái, ăn uống bình thường. Tuy nhiên không ăn đồ dầu mỡ, uống chất cafein, cồn.
- Đặc biệt bạn tuyệt đối không được dùng các loại thuốc lợi tiểu, nhóm corticoid, trong vòng ít nhất 3 ngày.
- Có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn 30 phút trước lúc làm xét nghiệm.
- Trước khi làm xét nghiệm dung nạp glucose bạn cần nhịn đói từ 0 - 14 giờ và nên làm vào buổi sáng. Đặc biệt trong thời gian thực hiện, người bệnh không được hút thuốc lá và uống cà phê.
- Bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Những người có dấu hiệu sau phải xét nghiệm dung nạp glucose
5. Kết quả chẩn đoán tháo đường sau khi xét nghiệm dung nạp glucose
Căn cứ vào các chỉ số như sau:
Khi một trong các giá trị glucose máu lúc đói > 7,0 mmol/L, HbA1c > 6,5%, hoặc ngẫu nhiên > 11,1 mmol/L tức là sản phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
Kết quả xét nghiệm dung nạp glucose máu lúc đói từ 5,1 đến 7,0 mmol/L thì sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ.
Kết quả xét nghiệm dung nạp glucose lúc đói dưới 5,1 mmol/L, thì sản phụ sẽ phải đợi đến tuần thứ 24 đến 28 để làm lại.
Ở thai phụ bình thường, tất cả 3 thông số đều sẽ nhỏ hơn các giá trị nêu trên.
Nếu kết quả cho thấy bạn bị tiền đái tháo đường thì bạn nên có sự điều chỉnh về chế độ sinh hoạt. Cụ thể:
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, tinh bột và dầu mỡ. Bổ sung các chất đạm, xơ, vitamin,... bằng rau xanh .
- Cần chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa nhỏ/ngày.
- Vận động nhẹ nhàng, mỗi ngày nên đi bộ từ 10 - 15 phút.
- Kiểm soát tốt cân nặng.
- Đặc biệt là nên thử đường máu thường xuyên, để tránh nguy cơ biến chứng đối với mẹ và con.
Nếu sản phụ có dấu hiệu rối loạn việc dung nạp glucose, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn thay đổi lối sống và sử dụng thuốc khi cần thiết.
Khi mang thai, nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ thì bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ và không nên quá lo lắng về tâm lý sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Bạn nên giữ vững tinh thần lạc quan cùng lối sống lành mạnh. Đặc biệt là phải theo dõi định kỳ kết quả xét nghiệm máu và duy trì lịch khám thai đều đặn.
Việc thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose là cần thiết bởi bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tổn thương đa cơ quan, suy yếu sức khỏe kéo dài, thậm chí tử vong.