Xét nghiệm HbA1c trong bệnh tiểu đường có quan trọng không?

Đăng bởi xuanson19822001@yahoo.com vào lúc 2020-02-18

    Xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình trong vòng 2 – 3 tháng. Đây là xét nghiệm được sử dụng khá phổ biến trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. Đối với những người đã mắc tiểu đường, kiểm tra HbA1c thường xuyên giúp đánh giá hiệu quả điều trị bệnh, đồng thời nhận định về nguy cơ phát triển các biến chứng tiểu đường trong tương lai

1. Xét nghiệm HbA1c là gì?
Xét nghiệm HbA1c chính là phương pháp định lượng phức hợp HbA1c trong máu – nghĩa là tỷ lệ đường glucose kết hợp với hemoglobin của hồng cầu, từ đó có thể đánh giá chỉ số đường huyết trung bình trong khoảng 3 tháng vừa qua.

Hemoglobin (còn gọi là huyết sắc tố) là thành phần chính của hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy cung cấp cho cơ thể. Trong máu, đường glucose kết hợp với hemoglobin để tạo thành phức hợp Hemoglobin glycosylat (viết tắt HbA1c) để đưa đường đi khắp cơ thể. Phức hợp này tồn tại cho tới hết đời sống của hồng cầu tức là khoảng 90 ngày. Lượng glucose trong máu càng cao thì sẽ càng có nhiều các phức hợp HbA1c.

2. HbA1c có thể là tiêu chuẩn giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ:

 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa vào HbA1c

Lưu ý: Nếu không có kèm theo các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường (ăn nhiều, gầy nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều)thì để chẩn đoán cần thực hiện xét nghiệm ít nhất 2 lần.

3. HbA1c khác với đường huyết hàng ngày như thế nào?
Chỉ số đường huyết hàng ngày cho biết nồng độ đường trong máu ngay tại thời điểm lấy máu. Còn chỉ số HbA1c đánh giá một cách khách quan và tổng thể hơn về mức đường huyết 24 giờ trung bình mỗi 3 tháng gần nhất.

Khi HbA1c tăng 1%, đường huyết tăng 1.7 mmol/l hoặc 30 mg/dl.

4. Xét nghiệm HbA1c nên và không nên thực hiện ở những đối tượng nào?
Tất cả người bệnh tiểu đường nên xét nghiệm HbA1c thường xuyên. Một số đối tượng không nên thực hiện xét nghiệm HbA1c bởi vì dễ xảy ra sai số bao gồm:

  • Người bệnh bị thiếu máu đặc biệt là do thiếu sắt hoặc do mất nhiều máu
  • Phụ nữ mang thai
  • Người suy gan, suy thận

    Tại Việt Nam, HbA1c được kiểm tra tại phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy, thường các bệnh viện tuyến huyện ít khi đánh giá HbA1c. Trong trường hợp đó, bạn cần định kỳ hàng tháng kiểm tra đường huyết, nếu giá trị này tăng liên tục trong vòng 3 tháng, bác sĩ sẽ phải điều chỉnh liều thuốc. Hoặc bạn có thể mua cho mình 1 chiếc máy đo đường huyết để kiểm tra đường huyết sau ăn. Bởi tăng đường huyết sau ăn cũng làm tăng HbA1c và tăng nguy cơ biến chứng tim

5. HbA1c quan trọng thế nào với người tiểu đường?
Theo phác đồ điều trị tiểu đường mới nhất năm 2018, việc điều trị tập trung vào vấn đề kiểm soát HbA1c chặt chẽ hơn. Bởi giá trị này có thể đánh giá được toàn diện quá trình kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường trong 3 tháng, mặt khác, chỉ cần tăng 1% HbA1c thì nguy cơ biến chứng cũng tăng cao:

  • Tăng 38% nguy cơ bị đột quỵ, bệnh tim.
  • 40% nguy cơ biến chứng trên mạch máu ngoại vi: Bệnh võng mạc do tiểu đường, bệnh thận, vết thương vết loét chậm lành, biến chứng thần kinh, đoạn chi…

    Giảm HbA1c sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng như sau:

6. Mục tiêu chỉ số HbA1c ở người bệnh tiểu đường
    Mục tiêu kiểm soát HbA1c là dưới 6.5%, nhưng HbA1c có thể nới lỏng hơn < 8% ở những người có tiền sử hạ đường huyết nghiêm trọng, người lớn tuổi, có biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, có nhiều bệnh mắc kèm….

    Bạn nên xét nghiệm HbA1c 4 lần/năm khi đường huyết chưa được kiểm soát ở mức mục tiêu, còn trong trường hợp đã kiểm soát được đường huyết ở mức mục tiêu thì nên thực hiện xét nghiệm 2 lần/năm. Nếu đã đạt mục tiêu chỉ số đường huyết lúc đói, nhưng HbA1c vẫn còn cao, cần xem lại mức đường huyết sau khi ăn 1 – 2 giờ.

7. Làm sao để giảm được chỉ số HbA1c?
    Thực tế cho thấy việc kiểm soát HbA1c không hề đơn giản. Bởi kiểm soát HbA1c là kiểm soát cả chu trình chuyển hóa đường – từ lúc thức ăn vào đường tiêu hóa cho tới khi chúng chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.

    Mức đường huyết ổn định liên tục 24 giờ trong ngày là tác động chính để làm giảm HbA1c theo chỉ số mục tiêu. Để làm được điều này, buộc phải dùng thuốc chính xác và tuân thủ chế độ ăn – uống – tập luyện khắt khe.

  • Thuốc điều trị: Sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều lượng, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn uống: Bổ sung nhiều các thực phẩm giàu chất xơ như các loại hạt, đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu phụ, khoai lang, súp lơ xanh, các loại rau khác… Hạn chế thực phẩm có nhiều chất bột đường như cơm trắng, bánh mì, mì sợi, bún, bánh qui…
  • Tập luyện: có thể thực hiện bằng cách làm vườn, tập thể dục, chơi thể thao… nhưng không nên tập quá sức và điều quan trọng nhất là duy trì đều đặn hằng ngày.
  • Giảm cân: Cố gắng giảm cân bằng việc tập luyện tích cực và chế độ ăn uống giảm calo (năng lượng) nếu người bệnh thừa cân hoặc có vòng eo lớn.

    Nhiều nghiên cứu cho thấy sự kết hợp của những thảo dược quý như lá Xoài, Hoàng bá, Quế chi, lá Neem, Mướp đắng với tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, từ đó giúp ổn định đường huyết lúc đói, giảm đường huyết sau ăn và giảm HbA1c hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị, giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa rủi ro do biến chứng.


Chia sẻ với bạn bè

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""
ĐẶT LỊCH XÉT NGHIỆM